Thai sinh đủ tháng là một trong những tiền đề quan trọng để bé chào đời được an toàn và phát triển khỏe mạnh. Vậy bầu bao nhiêu tuần thì sinh? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của ondeweb.net chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé.
I. Cách tính tuổi thai theo tuần
Tuần tuổi của thai được tính dựa vào kỳ kinh cuối cùng ở phụ nữ. Tuần thai đầu tiên sẽ được tính vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Các tuần sau đó cứ lần lượt cộng thêm vào.
Hiện nay các bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp 3 phương pháp để có thể dự được ngày sinh, đó là phương pháp tính ngày kinh nguyệt cuối cùng; siêu âm và khám sức khỏe của mẹ bầu để dự đoán trước ngày sinh.
II. Phụ nữ mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?
Thai đủ ngày là yếu tố quan trọng để trẻ được sinh an toàn. Do đó, ngày dự sinh cũng là yếu tố để các bác sĩ chuyên khoa theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Vậy có bầu bao nhiêu tuần thì sinh an toàn?
Theo các bác sĩ, thai nhi đủ 40 tuần tuổi thì được cho là đủ ngày và đảm bảo được sinh ra an toàn. Tuy nhiên, có những trường hợp thai nhi hơn 38 tuần tuổi cũng có thể dễ dàng chăm sóc bên ngoài tử cung của người mẹ. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ được sinh ra từ tuần thứ 39 đến tuần 41 sẽ có ít những biến chứng; trường hợp sinh sớm hay còn gọi là sinh non hoặc muộn hơn thì sẽ có nguy cơ biến chứng cao. Cụ thể như sau:
- Nếu sinh trước tuần thứ 37: trường hợp này trẻ được cho là sinh non
- Nếu sinh từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 38: trường hợp này trẻ được cho là sinh sớm
- Nếu sinh từ tuần thứ 39 đến tuần thứ 40: trường hợp này trẻ sinh đúng tháng
- Nếu sinh ở tuần thứ 41: trường hợp này trẻ sinh cuối thời hạn
- Nếu sinh từ tuần thứ 42 trở đi: trường hợp này là trẻ sinh già tháng.
Ngoài ra, những trường hợp quá ngày dự sinh nhưng bé vẫn chưa được sinh ra thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Nhưng đây là trường hợp khá hiếm bởi nhiều mẹ bầu dù sinh con sau ngày dự sinh nhưng các bé vẫn phát triển tốt và khỏe mạnh.
Một số rủi ro có thể liên quan đến việc quá ngày dự sinh như thai quá to, thai chết lưu, một số trường hợp phải sinh mổ… Thế nhưng, các mẹ bầu cũng cần hiểu rằng, không có con số nào là tuyệt đối về thắc mắc mắc mang bầu bao nhiêu tuần thì sinh an toàn. Bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh khoảng 1-2 tuần, hơn thế những đứa trẻ này khi sinh ra vẫn khỏe mạnh. Thông thường, những chị em mang thai lần đầu, các bé thường sinh sớm hơn ngày dự sinh khoảng 10 ngày.
III. Những dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé ngoài việc biết được bầu bao nhiêu tuần thì sinh, các mẹ bầu cũng nên nắm chắc dấu hiệu chuyển dạ dưới đây.
- Ra máu âm đạo trong giai đoạn muộn của thai kỳ là dấu hiệu bất thường về chuyển dạ, sinh non. Lượng máu ra ngày càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng càng tăng. Vậy nên nếu thấy hiện tượng này, cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện gần nhất.
- Ra nước ối âm đạo: khi mang thai, chị em thấy dịch âm nhạc ra nhiều hơn bình thường, có mùi tanh nồng học hơi nhớt… thì đây chính là dấu hiệu của ối vỡ. Vì thế cần phải đến bệnh viện ngay khi phát hiện nước ối âm đạo.
- Đau bất thường ở bụng dưới, vùng tử cung: nhưng cơn co thành chu kỳ, liên tục và không mất đi sau thời gian nghỉ ngơi. Đặc biệt khi tuổi thai ở tuần thứ 37 thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay bởi đó có thể là dấu hiệu đẻ sớm đấy.
- Các dấu hiệu đột ngột khác ở chị em mang bầu như sốt trên 38 độ, khó thở, đau đầu dữ dội, nôn mửa, co giật… cũng cần được đưa đến bệnh viện để xử trí sớm.
Lưu ý, những tháng cuối thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm đối với mẹ bầu, chỉ với những dấu hiệu bất thường nhỏ thì đó cũng có thể là sinh non, thai lưu. Chính vì thế, các mẹ bầu cần phải thường xuyên khám thai, theo dõi sức khỏe của bé và có biện pháp can thiệp sớm nếu có những bất thường xảy ra.
IV. Cách chăm sóc mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ
Mẹ bầu ở tháng cuối của thai kỳ cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt để có thể sinh con an toàn, khỏe mạnh. Vậy nên ngoài việc biết được mang bầu bao nhiêu tuần thì sinh, các chị em cũng cần khám thai định kỳ và có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.
1. Chế độ dinh dưỡng
- Mẹ bầu không nên ăn quá nó hoặc để bụng đói, nên chia các bữa ăn thành những bữa nhỏ và tuyệt đối không được bỏ bữa.
- Bổ sung các vitamin, thực phẩm giàu canxi theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều nước, không nên ăn mặn, chất béo hay đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Nên ăn cá để bổ sung omega 2 giúp trí não của trẻ phát triển toàn diện.
- Luôn tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái hay sông để tránh nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Khám thai định kỳ
Bên cạnh chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc khám thai định kỳ. Đây là cách tốt nhất để thai phụ có thể theo dõi sự phát triển của con trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những tuần cuối.
Vậy nên, mẹ bầu hãy chọn những địa chỉ, cơ sở khám thai uy tín và thăm khám theo đúng lịch hẹn của các bác sĩ. Việc khám thai đúng lịch sẽ giúp kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mẹ và con. Với những trường hợp bất thường thì sẽ được can thiệp kịp thời, để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi.
Nhìn chung, rất khó để có thể trả lời chính xác bầu bao nhiêu tuần thì sinh an toàn bởi điều này còn phù thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và bé. Đa số, trong quá trình khám thai, các bác sĩ sẽ dự tính ngày sinh tốt nhất cho mẹ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được băn khoăn của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.